Sau 01 tháng diễn ra, cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật năm 2021″ đã thu hút hơn 15 nghìn lượt đăng ký dự thi từ các bạn học sinh, sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Qua 4 đợt thi kéo dài với 4 chủ đề khác nhau, Ban tổ chức đã chọn ra 20 thí sinh xuất sắc để trao giải.
Năm nay, cuộc thi được tổ chức qua 4 đợt thi với những chủ đề rộng, đòi hỏi không chỉ kiến thức về pháp luật mà còn thực hành trong cuộc sống hàng ngày. Đợt đầu tiên của cuộc thi chính là Nghĩa vụ quân sự, nhấn mạnh về trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi quân nhân, góp phần thể hiện sức mạnh của một quốc gia, xây dựng nên một xã hội ổn định, văn minh và phát triển bền vững.

Đợt 2 về Luật Bình đẳng giới, yếu tố tạo ra sự thay đổi cho xã hội ở mọi thế hệ, một tiêu chí của dân chủ, công bằng, văn minh. Đó là lý do bình đẳng giới được đưa vào Hiến pháp nước ta từ rất sớm và Luật Bình đẳng giới cũng đã được ra đời với những mục tiêu như thế. Đợt 3 nói về Luật Phòng, chống ma túy, nhằm nâng cao kiến thức về phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma túy. Tìm hiểu việc kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong việc phòng, chống “cái chết trắng”.
Đợt cuối của cuộc thi, đợt 4 thử thách thí sinh về Luật An toàn giao thông, nâng cao hiểu biết luật giao thông, kỹ năng lái xe an toàn, xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật của thanh thiếu niên trong việc đảm bảo trật tự an toàn, văn minh và phát triển là trách nhiệm của mỗi chúng ta.

Cuộc thi là hoạt động thường niên dành cho các bạn học sinh, sinh viên thành phố, nhằm cổ vũ, nâng cao kiến thức về pháp luật trong thanh niên, giúp pháp luật gần gũi hơn với cuộc sống.
“HÀNH TRÌNH LỊCH SỬ TRỰC TUYẾN” NĂM 2021 – Một cuộc thi dành cho các bạn học sinh, sinh viên hiểu hơn về các giá trị truyền thống, văn hóa, nghệ thuật, lịch sử TP. Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, giúp cho các bạn có cơ hội tim hiểu và nhìn nhận mới mẻ hơn về một loại hình nghệ thuật truyền thống – Nghệ thuật Hát bội.

🥇 Cuộc thi sẽ được diễn ra 04 đợt, với các chủ đề khác nhau:
+ Đợt 1 – “Sài Gòn trong tim tôi”: từ 09g00 – 16g00, ngày 20/9 – 24/9/2021
+ Đợt 2 – “Văn hóa Lễ hội – Bản sắc dân tộc Việt”: từ 09g00 – 16g00, ngày 27/9 – 01/10/2021
+ Đợt 3 – “Việt phục – Nét xưa và nay”: từ 09g00 – 16g00, ngày 04/10 – 08/10/2021
+ Đợt 4 – “Nghệ thuật Hát bội”: từ 09g00 – 16g00, ngày 11/10 – 15/10/2021
✍ Hình thức: Thi trực tuyến trên nền tảng trang web Myaloha
👩 Đối tượng: Tất cả học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường THPT, ĐH, CĐ, HV trên đại bàn TP. Hồ Chí Minh
🏆 Cơ cấu giải thưởng với mỗi đợt thi, bao gồm:
🥇 01 thí sinh có thành tích cao nhất: 300.000VND (tiền mặt) + Giấy khen Nhà Văn hóa Sinh viên TP. Hồ Chí Minh
🥇 04 thí sinh có thành tích tốt tiếp theo: 150.000VND (tiền mặt) + Giấy khen Nhà Văn hóa Sinh viên TP. Hồ Chí Minh
🥇 Thí sinh có thành tích đạt 25/30 câu hỏi từ 02 đượt thi trở lên: Giấy chứng nhận tham gia hội thi của Nhà Văn hóa Sinh viên TP. Hồ Chí Minh
(Link hình cover và poster: https://drive.google.com/drive/folders/1-Od-kCEYBxcdt6h81k8ycIOG6uCiJJeg)

45 năm trôi qua, từ ngày Sài Gòn được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người anh hùng dân tộc, nơi đây đã có nhiều bước chuyển mình đầy mạnh mẽ. Có khó khăn, thử thách nhưng cũng rất nhiều cơ hội “vàng” để thành phố vượt qua tất cả và khẳng định hình ảnh của mình, trở thành một trung tâm phát triển của đất nước, xây dựng nền tảng “Thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình”.
02/7/1946, bác sĩ Trần Hữu Nghiệp là người đầu tiên đưa ra ý tưởng đổi tên Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh, được đông đảo mọi người ủng hộ và đồng ý ký vào bản quyết nghị thay tên để gửi lên Chính phủ. Sau 30 năm 1976, khi đất nước đã hòa bình, Quốc hội khóa VI, quốc hội thống nhất lần thứ hai đã ra quyết định chính thức đổi đô thành Sài Gòn mang tên Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ 1976 đến nay, các lĩnh vực về kinh tế, du lịch, văn hóa xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh cũng dần thay đổi rõ nét. Kinh tế tăng trưởng theo các giai đoạn, mức tăng trưởng (GDP) đã từng đạt gấp 1,6 lần mức bình quân chung của cả nước. Bên cạnh đó, du lịch tại thành phố cũng phát triển không kém, thu hút đông đảo khách trong đến ngoài nước đến tham quan.

Nhắc đến Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều người cho rằng đây là nơi giao thoa nhiều dòng chảy văn hóa, là “cơ cấu kiến trúc” Việt – Hoa – Châu Âu. Vì trên 300 năm trước, Bến Nghé – Sài Gòn xưa là nơi tiếp nhận các nguồn lưu dân từ Trung, Bắc đến lập nghiệp, rồi các di dân người Hoa vào định cư ở Biên Hòa, Mỹ Tho cùng hội tụ với dân cư bản địa. Sau đó, Sài Gòn trở thành một trong những trung tâm của cả nước đón nhận những ảnh hưởng của văn hóa Pháp, Mỹ qua các giai đoạn thăng trầm của đất nước. Với vai trò vị trí là một Trung tâm Văn hoá của cả nước, thành phố hiện có 22 đơn vị nghệ thuật, 9 rạp hát, chiếm 15,5% và 18,6% số lượng của cả nước.
Không chỉ nổi bật về kinh tế, du lịch, văn hóa xã hội, những công trình tiêu biểu của thành phố cũng được nhiều người biết đến. Người ta hay nói vui với nhau rằng, nếu đến đây mà bạn chưa đặt chân tới: Chợ Bến Thành, Bưu điện Thành phố, Hội trường Thống Nhất Dinh Độc lập,…thì xem như chưa đi Thành phố Hồ Chí Minh. Như thế cũng phần nào hiểu được rằng, thành phố luôn có nhiều điều để khách phương xa hay thậm chí là người ở đây để khám phá, tim hiểu.
Trong giai đoạn hiện nay, thành phố đang rơi vào những ngày khó khăn nhất do dịch bệnh. Thế nhưng, không vì thế mà nhiều người bỏ rơi nơi này. Ngược lại, nơi đây nhận được tình yêu thương, sự chở che của đồng bào cả nước hướng về miền Nam ruột thịt.

45 năm – Một hành trình cố gắng, nổ lực không ngừng của các lãnh đạo đồng hành cùng người dân, đã tạo nên những tiếng vang lớn đối với thành phố. Chặng đường phía trước còn dài, thành phố chúng ta vẫn sẽ kiên cường, anh dũng và phát triển mạnh mẽ hơn nữa, để xứng danh thành phố mang tên Bác – thành phố Hồ Chí Minh anh hùng.
Một số hình ảnh về hành trình 45 năm của Thành phố Hồ Chí Minh:











Tại Nhà Văn hoá Sinh viên TP.HCM, ngày 15.5 vừa qua, Ngày hội Khoa học công nghệ học sinh, sinh viên với chủ đề Z 4.0 đã diễn ra trực tuyến trên 2 nền tảng Fanpage và kênh Youtube của Nhà Văn hoá Sinh viên. Ngày hội thu hút hơn 7000 lượt xem trực tiếp với những nội dung hấp dẫn, phù hợp và sáng tạo.

Anh Nguyễn Văn Hiếu – Phó Giám đốc Nhà Văn hoá Sinh viên TP.HCM phát biểu tại ngày hội: “Ngày hội được tổ chức nhằm chào mừng Ngày Khoa học công nghệ Việt Nam, hơn thế nữa, ngày hội còn là sự lan toả, hoà chung cùng ngày hội lớn của dân tộc Bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.”
Ngày hội đã được chuẩn bị kỹ lưỡng suốt thời gian qua. Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh đang diễn ra khó lường và phức tạp, Ban tổ chức đã đưa ra quyết định chuyển hình thức ngày hội sang trực tuyến. Hy vọng nhiệt huyết và sáng tạo của tuổi trẻ sẽ ngày càng phát huy và phát triển mạnh mẽ, Việt Nam sẽ vượt qua và chiến thắng dịch bệnh nguy hiểm Covid-19 cũng như Ngày hội diễn ra trọn vẹn và thành công, anh Hiếu chia sẻ thêm.

Nội dung Ngày hội trải dài cả ngày với 9 nội dung xuyên suốt. Ngày hội có 2 gian hàng triển lãm và 1 không gian triển lãm những hình ảnh khoa học công nghệ. Khu vực triển lãm những sản phẩm, mô hình, đồ án tốt nghiệp của sinh viên quy tụ hơn 50 sản phẩm, mô hình, đồ án tốt nghiệp về công nghệ của học sinh sinh viên thành phố.
Trong đó có các sản phẩm nổi bật như: Bộ sưu tập UNITED – Tác giả: Trần Thiện Nhân – Sinh viên ngành Thiết kế thời trang trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh; Mô hình “Ngôi nhà thông minh sử dụng năng lượng tái tạo” – Tác giả: Nhóm Năng lượng xanh, sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật nhiệt lạnh trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng; Mô hình “Nón bảo hiểm chống Covid” của sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải phân hiệu tại TP. Hồ Chí Minh;…

Không gian Triển lãm những sản phẩm mới của sinh viên gồm các sản phẩm công nghệ mới đến từ sinh viên các trường như: sản phẩm ứng dụng tảo Spirulina vào thức ăn cho tôm; Bột tảo nguyên liệu – Ater; Ống hút từ cây thuỷ trúc; Dự án sản xuất sản phẩm từ phế phẩm nông nghiệp Bẹ cau;…

Ngoài ra, Ngày hội còn mang đến nhiều hoạt động trực tuyến hấp dẫn như Mini game “Đoán công nghệ, Săn quà đúng hệ” hay Hoạt động Sách và bạn trẻ. Chương trình workshop “Ứng dụng công nghệ tối ưu hoá cuộc sống” và talkshow Sinh viên và Khởi nghiệp 4.0 cũng mang lại nhiều bài học, kinh nghiệp quý giá cho sinh viên về chủ đề khoa học công nghệ.

Ngày hội đã khép lại trong không gian âm nhạc tuyệt vời và mộc mạc bởi các câu lạc bộ âm nhạc của học sinh sinh viên thành phố, với chương trình liên hoan ban nhạc “Nhiệt huyết tuổi trẻ”.

Đây là hoạt động thường niên của Nhà Văn hóa Sinh viên, tổ chức các sân chơi văn hóa tinh thần, giao lưu giữa học sinh, sinh viên, đoàn viên và thanh niên. Ngày hội cũng hy vọng đây sẽ là cầu nối ý nghĩa giúp các bạn trẻ đến với khoa học, bắt kịp xu hướng cũng như góp phần phát triển đất nước trong giai đoạn công nghệ đổi mới như hiện nay.
Nhân dịp Tết nguyên đán Tân Sửu năm 2021, vào ngày 30/01 vừa qua, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, Nhà Văn hóa Sinh viên TP. Hồ Chí Minh thực hiện chương trình “Nghĩa tình biên giới” với chủ đề: “Hoa xuân chiến sĩ” tại huyện Cần Giờ.

Chương trình đã đến thăm hỏi, tặng quà và chúc Tết 02 tàu tuần tra, giám sát của Hải đội Biên phòng 2, Đồn Biên phòng Long Hòa và Đồn Biên phòng Cần Thạnh trên địa bàn huyện Cần Giờ. Trong buổi gặp mặt, đại diện đoàn – Trung tá Nguyễn Hùng Vương – Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội biên phòng Thành phố – chia sẻ cùng những khó khăn của các chiến sĩ khi thực hiện nhiệm vụ kép, vừa cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao vừa chung tay cùng cả nước trong cuộc chiến đại dịch Covid-19. Qua đó, thay mặt đoàn, ông cũng gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, năm mới nhiều thắng lợi mới đến các chiến sĩ biên phòng huyện Cần Giờ.

Cũng trong chương trình, các đoàn thanh niên tại các đơn vị đã có những giây phút kết nối cùng chiến sĩ Hải đội Biên phòng 2 qua những sân chơi trưng bày mâm ngũ quả, gói bánh chưng ngày Tết, đến những trò chơi vận động tập thể đầy niềm vui và đáng nhớ.

Đặc biệt chương trình văn nghệ “Hoa xuân chiến sĩ” kết hợp trao các phần quà, học bổng cho gia đình chính sách, thanh thiếu niên huyện Cần Giờ diễn ra vào buổi tối cùng ngày. Chương trình đã trao tặng 40 phần quà (1.000.000đ/phần) đến các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Cần Giờ; 17 phần quà tết (1.000.000đ/phần) và trang trí góc xuân cho các đơn vị Biên phòng trên địa bàn Thành phố (06 trạm, 02 tàu, 09 chốt); 47 suất học bổng (1.000.000đ/suất) cùng 25 phần quà tết (500.000đ/phần) cho thanh thiếu nhi vượt khó học tốt trên địa bàn huyện Cần Giờ.

Chương trình “Nghĩa tình biên giới” với chủ đề: “Hoa xuân chiến sĩ” là chương trình thường niên được tổ chức nhằm chăm lo, hỗ trợ cho các gia đình chính sách, cán bộ, chiến sĩ và người dân, thanh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn. Qua đó tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa đoàn viên, thanh niên thành phố với đoàn viên, thanh niên tại các đồn, trạm Biên phòng đóng quân.
Một số hình ảnh ấn tượng từ chương trình:















Ngày 26/01/2021 vừa qua, Nhà Văn hóa sinh viên TP. HCM phối hợp cùng gia đình cố nhà giáo Nguyễn Thị Minh Khang trao 35 phần quà Tết cho các em học sinh, sinh viên thuộc quỹ học bổng bảo trợ “Hy vọng” tại sảnh chính Nhà Văn hóa Sinh viên TP.HCM.

Chia sẻ tại lễ trao, ông Nguyễn Xuân Kỳ – phó hiệu trưởng trường CĐ Kinh tế – Công nghệ TP. HCM – gửi gắm, động viên cũng như dành những lời chúc năm mới tốt đẹp nhất đến các bạn học sinh, sinh viên. Đại diện Nhà Văn hóa Sinh viên TP.HCM, ông Quách Hải Đạt cũng mong muốn các bạn hãy luôn cố gắng không ngừng trong học tập và cuộc sống, để Quỹ học bổng bảo trợ “Hy vọng” thực sự là hành trang cho các bạn bước vào tương lai tươi sáng. Bên cạnh đó, ông còn bày tỏ muốn lắng nghe những tâm tư, tình cảm của các bạn học sinh, sinh viên có mặt tại buổi lễ.

Giao lưu tại chương trình, bạn Hoàng Quốc Thái – sinh viên Trường đại học Bách khoa TP.HCM – chia sẻ nguyện vọng Quỹ học bổng sẽ phát triển, nhận được thêm nhiều sự quan tâm. Thái cũng mong muốn Quỹ học bổng sẽ lan tỏa đến nhiều học sinh, sinh viên hơn nữa. Cũng trong dịp Xuân về, các bạn học sinh, sinh viên thuộc quỹ học bổng bảo trợ “Hy vọng” đã chuẩn bị những món quà dễ thương dành tặng Ban đại diện Quỹ học bổng như một lời cảm ơn và lời chúc chân thành nhất.


