slide 1 sapuwa Cover-dem-nhac-cuoi-tuan COVER-NHST-FULL-LOGO-scaled

NHÀ VĂN HÓA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

The Student Culture House In Ho Chi Minh City

Nhằm giúp các bạn sinh viên có niềm đam mê học Tiếng Anh, tạo điều kiện để các bạn đến gần hơn với cách học hiệu quả và không còn sợ Tiếng Anh nữa. Vào lúc 8g00 ngày 22/6/2020, Nhà Văn hóa Sinh viên đã tổ chức chương trình giao lưu với chủ đề “Vượt qua nỗi sợ Tiếng Anh” tại Hội trường Nhà Văn hóa Sinh viên Khu đô thị Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, với sự tham dự của diễn giả Ths. Nguyễn Mai Lâm – Phó Hiệu trưởng Trường Anh Ngữ Winning-Philippine; 02 khách mời giao lưu đặc biệt Nghệ Sỹ Minh Nhí và Ca sỹ Kiều Oanh – The Voice, Á quân Be A Star.

vuot-qua-noi-so-tieng-anh-2-scaled VƯỢT QUA NỖI SỢ TIẾNG ANH
vuot-qua-noi-so-tieng-anh-6-scaled VƯỢT QUA NỖI SỢ TIẾNG ANH

Chương trình đã thu hút hơn 400 bạn sinh viên tham dự, tại chương trình, các bạn sinh viên đã được các khách mời giao lưu và chia sẻ về phương pháp học Tiếng Anh. Làm thế nào để vượt qua được nỗi sợ tiếng Anh, những phương pháp hiệu quả dành cho người mất căn bản. Bên cạnh đó Ban Tổ chức còn trao tặng 10 suất học bổng tiếng Anh, tiếng Trung trị giá 4.000.000đ/suất và hơn 400 Voucher giảm 80% học phí khóa học tiếng Anh, tiếng Trung đến từ Trung tâm Ngoại ngữ Mai Lâm dành cho các bạn học sinh, sinh viên tham dự chương trình.

vuot-qua-noi-so-tieng-anh-1 VƯỢT QUA NỖI SỢ TIẾNG ANH
vuot-qua-noi-so-tieng-anh-7 VƯỢT QUA NỖI SỢ TIẾNG ANH
vuot-qua-noi-so-tieng-anh-4 VƯỢT QUA NỖI SỢ TIẾNG ANH

Nhằm trang bị kỹ năng thực hành xã hội cho các bạn học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường Đại học, Cao đẳng trên đại bàn TP. Hồ Chí Minh, trong tháng 6 vừa qua, Nhà Văn hóa Sinh viên TP. Hồ Chí Minh đã phối với các trường Cao đẳng Kinh tế – Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, Cao đẳng Bán công Công nghệ – Quản trị doanh nghiệp, Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP. Hồ Chí Minh tổ chức các chuyên đề kỹ năng dành cho các bạn sinh viên.
Các bạn sinh viên đã được trang bị các kỹ năng như: kỹ năng ghi nhớ hiệu quả, kĩ năng tìm việc và chinh phục nhà tuyển dụng, kỹ năng thuyết trình hiệu quả, Kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống, kỹ năng chăm sóc da cơ bản.
Ngoài ra các bạn sinh viên các trường, đặc biệt là sinh viên năm cuối còn được tham gia chuyên đề hết sức bổ ích và cần thiết là “Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc” được tổ chức tại Nhà Văn hóa Sinh viên Khu đô thị Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh vào ngày 28/6/2020.

Với mục đích lan tỏa những giá trị đẹp trong cuộc sống của sinh viên thành phố, tôn vinh những sinh viên có lý tưởng, có hoài bão, vững vàng vượt qua mọi khó khăn, phát triển lối sống, nhân cách, biết yêu thương gia đình, quan tâm đến xã hội.
Chiều ngày 27/6/2020, Nhà Văn hoá Sinh viên TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng với Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình Giao lưu Sinh viên TP. Hồ Chí Minh – Những câu chuyện đẹp với chủ đề “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động đến nguồn nhân lực trong tương lai” với sự tham gia đông đảo của gần 500 sinh viên.

giao-luu-40-1 CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU SINH VIÊN TP. HỒ CHÍ MINH - NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐẸP VỚI CHỦ ĐỀ "CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TƯƠNG LAI" TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH


Các bạn sinh viên đã được lắng nghe chia sẻ vượt qua khó khăn, nổ lực học tập và chinh phục các kỳ thi nghề trong nước và quốc tế của bạn Trần Văn Phúc – Huy chương vàng tay nghề ASEAN. Bên cạnh đó, sinh viên tại trường còn được tiếp thêm nguồn năng lượng tích cực từ những chia sẻ về động lực vượt lên bao khó khăn trong cuộc sống và sự nhiệt huyết theo đuổi đam mê của ca sĩ SiuBall – Quán quân Amazing Music năm 2019. Đồng thời các bạn còn được Ths Nguyễn Mai Lâm – Phó hiệu trưởng trường Anh ngữ Winning Philippine truyền tải những kiến thức về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là tác động của nó đến nguồn nhân lực tương lai.

giao-luu-40-2 CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU SINH VIÊN TP. HỒ CHÍ MINH - NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐẸP VỚI CHỦ ĐỀ "CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TƯƠNG LAI" TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH

Sáng ngày 27/6/2020, nằm trong chuỗi chương trình Tuyên truyền giáo dục, pháp luật năm 2020, Nhà Văn hóa Sinh viên TP. Hồ Chí Minh phối hợp Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh tổ chức chương trình với chuyên đề “Luật giao thông đường bộ và Những vấn đề cần lưu ý trong đoàn viên, học sinh, sinh viên về nghị định 100/2019/NĐ-CP” cùng sự tham gia của hơn 420 sinh viên.

1-3 CHƯƠNG TRÌNH TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC, PHÁP LUẬT NĂM 2020 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH

Đây là chương trình thứ 3 liên tiếp được tổ chức trong chuỗi hoạt động này. Trong chương trình, các bạn sinh viên được cảm nhận một cách trực quan sinh động về luật giao thông đường bộ thông qua phần biểu diễn đầy hấp dẫn của CLB Kịch Ấn tượng mới – Nhà văn hóa Sinh viên TP. Hồ Chí Minh. Vở kịch đã phản ánh về các nội dung liên quan đến văn hóa giao thông trong xã hội hiện nay. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên đã được Thiếu tá Đinh Minh Vương đến từ Phòng Cảnh sát Giao thông đường bộ, đường sắt Công an TP. Hồ Chí Minh chia sẻ một cách rõ ràng, kỹ lưỡng về các vấn đề thường xuyên gặp phải khi tham gia giao thông và các điều cần nhớ tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

2-3 CHƯƠNG TRÌNH TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC, PHÁP LUẬT NĂM 2020 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH

Vào sáng ngày 27/6/2020, Giải Cờ vua Học sinh, Sinh viên TP. Hồ Chí Minh mở rộng năm 2020 đã chính thức khai mạc với sự tham gia của 184 Cờ thủ đến từ các trường Học viện, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

khai-mac-1024x768 GIẢI CỜ VUA HỌC SINH, SINH VIÊN TP. HỒ CHÍ MINH  MỞ RỘNG NĂM 2020
Không gian Lễ khai mạc giải Cờ vua
BTC-và-cờ-thủ-chup-hinh GIẢI CỜ VUA HỌC SINH, SINH VIÊN TP. HỒ CHÍ MINH  MỞ RỘNG NĂM 2020
Ban tổ chức và các Cờ thủ chụp hình lưu niệm

Giải Cờ vua Học sinh, Sinh viên TP. Hồ Chí Minh mở rộng năm 2020 do Nhà Văn hóa Sinh viên TP. Hồ Chí Minh tổ chức nhằm Chào mừng Đại hội Đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam TP. Hồ Chí Minh lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2023; tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh, sinh viên trên địa bàn Thành phố, tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại, thường xuyên tập luyện và thi đấu các môn thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên.

Giải đấu đã khép lại thành công với nhiều khoảnh khắc và kỷ niệm đáng nhớ. Các Cờ thủ đã có những màn thể hiện cá nhân, đồng đội xuất sắc với tinh thần thể thao nghiêm túc, cao thượng. Kết thúc mùa giải, BTC đã trao giải cho các cá nhân, đồng đội và đoàn có thành thích xuất sắc như sau:

– Nội dung cá nhân:

+ Cá nhân nam:

Giải Nhất: Phạm Anh Tuấn – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh;

Giải Nhì: Bá Duy Thịnh – Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh;

Giải Ba: Trần Lê Thành Dũ – Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh;

Giải Khuyến khích: Nguyễn Trung Dũng – Trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và Nguyễn Minh Kha – Trường Đại học Cần Thơ.

+ Cá nhân nữ:

Giải Nhất: Huỳnh Thư Trúc – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh;

Giải Nhì: Lê Nguyễn Thảo Nguyên – Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh.

Giải Ba: Nguyễn Trúc Linh – Trường Đại học Kinh tế – Luật – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh;

Giải Khuyến khích: Nguyễn Ngọc Sơn Hà – Trường Đại học Khoa học – Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và Lê Hoàng Thụy – Trường Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh.

– Nội dung đồng đội:

+ Đồng đội nam:

Giải Nhất: Trần Lê Thành Dũ, Nguyễn Tường Long Vũ và Nguyễn Văn Phúc Hậu – Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh;

Giải Nhì: Phạm Anh Tuấn, Đinh Văn Sơn và Trần Lê Kiến Quốc – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh;

 Giải Ba: Nguyễn Minh Kha, Nguyễn Hữu Anh Tài và La Quốc Hiệp – Trường Đại học Cần Thơ.

+ Đồng đội nữ:

Giải Nhất: Nguyễn Ngọc Sơn Hà, Đỗ Thị Hiếu và Lư Thị Dương Thảo – Trường Đại học Khoa học – Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh;

Giải Nhì: Nguyễn Thị Huỳnh Như, Nguyễn Thị Bích Trâm và Nguyễn Thị Ngọc Linh – Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh;

Giải Ba: Phạm Phương An, Trần Tố Linh và Nguyễn Ngọc Mai Oanh – Trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

– Giải Toàn đoàn:

Giải Nhất: Trường Đại học Khoa học – Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh;

Giải Nhì: Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh;

Giải Ba: Trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

trao-giai-ca-nhan-nam-1024x575 GIẢI CỜ VUA HỌC SINH, SINH VIÊN TP. HỒ CHÍ MINH  MỞ RỘNG NĂM 2020
Trao giải đối với Nội dung Cá nhân nam
trao-giai-ca-nhan-nu-1024x575 GIẢI CỜ VUA HỌC SINH, SINH VIÊN TP. HỒ CHÍ MINH  MỞ RỘNG NĂM 2020
Trao giải Nội dung cá nhân nữ
dong-doi-nam-1024x575 GIẢI CỜ VUA HỌC SINH, SINH VIÊN TP. HỒ CHÍ MINH  MỞ RỘNG NĂM 2020
Trao giải Nội dung Đồng đội nam
dong-doi-nu-1024x575 GIẢI CỜ VUA HỌC SINH, SINH VIÊN TP. HỒ CHÍ MINH  MỞ RỘNG NĂM 2020
Trao giải Nội dung Đồng đội nữ
nhat-toan-doan-1024x575 GIẢI CỜ VUA HỌC SINH, SINH VIÊN TP. HỒ CHÍ MINH  MỞ RỘNG NĂM 2020
Trao Giải Nhất Toàn đoàn
nhi-toan-doan-1024x575 GIẢI CỜ VUA HỌC SINH, SINH VIÊN TP. HỒ CHÍ MINH  MỞ RỘNG NĂM 2020
Trao Giải Nhì Toàn đoàn
ba-toan-doan-1024x575 GIẢI CỜ VUA HỌC SINH, SINH VIÊN TP. HỒ CHÍ MINH  MỞ RỘNG NĂM 2020
Trao Giải Ba Toàn đoàn
giai-toan-doan-1024x575 GIẢI CỜ VUA HỌC SINH, SINH VIÊN TP. HỒ CHÍ MINH  MỞ RỘNG NĂM 2020
Trao Giải Toàn đoàn
co-thu-tham-gia-1024x575 GIẢI CỜ VUA HỌC SINH, SINH VIÊN TP. HỒ CHÍ MINH  MỞ RỘNG NĂM 2020
Cờ thủ tham gia giải
to-trong-tai-1024x575 GIẢI CỜ VUA HỌC SINH, SINH VIÊN TP. HỒ CHÍ MINH  MỞ RỘNG NĂM 2020
Tổ trọng tài

Ban Tổ chức gửi lời cảm ơn đến các bạn Cờ thủ, các đơn vị đồng hành, hỗ trợ.
Hẹn gặp lại các Cờ thủ và các bạn vào mùa giải tiếp theo!

Nghệ thuật Bài Chòi – mang nét văn hoá độc đáo của vùng đất miền Trung về giữa lòng thành phố!

“Bài Chòi” là một loại hình nghệ thuật dân ca và trò chơi dân gian đặc trưng ở miền Trung Việt Nam. Năm 2017, Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Kế thừa những nét đẹp văn hoá truyền thống ấy, vào ngày 27/06 vừa qua, Nhà Văn hoá Sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức chương trình Âm nhạc dân tộc học đường với chủ đề “Bài Chòi đất Hội”.

CLB-Văn-nghệ-Xung-kích-Trường-Đại-học-Văn-hoá-TP.HCM_ CHƯƠNG TRÌNH “ÂM NHẠC DÂN TỘC HỌC ĐƯỜNG” NĂM 2020 VỚI CHỦ ĐỀ “BÀI CHÒI ĐẤT HỘI”!
Tiết mục của CLB Văn nghệ Xung kích Trường Đại học Văn hoá TP.HCM

Với những màn biểu diễn và hoạt động giao lưu diễn ra đầy ấn tượng và vui tươi, chương trình không chỉ mang đến một sân khấu trình diễn mà còn là một sân chơi dành cho các bạn sinh viên.

Bài Chòi đất Hội” được các bạn sinh viên đón nhận và tham gia hưởng ứng nhiệt tình, đó là một cơ hội để các bạn hiểu thêm về loại hình nghệ thuật đặc biệt này, qua đó thêm yêu, thêm trân trọng những giá trị nghệ thuật truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Sinh-viên-giao-lưu-tiết-mục-1024x1024 CHƯƠNG TRÌNH “ÂM NHẠC DÂN TỘC HỌC ĐƯỜNG” NĂM 2020 VỚI CHỦ ĐỀ “BÀI CHÒI ĐẤT HỘI”!
Sinh viên tham gia giao lưu các tiết mục
Sinh-viên-tham-gia-và-giành-chiến-thắng-1024x1024 CHƯƠNG TRÌNH “ÂM NHẠC DÂN TỘC HỌC ĐƯỜNG” NĂM 2020 VỚI CHỦ ĐỀ “BÀI CHÒI ĐẤT HỘI”!
Sinh viên tham gia và giành chiến thắng

Chuyến hành trình của “Âm nhạc dân tộc học đường” năm 2020 đã đi dần về những ga cuối. Đừng bỏ lỡ những điều hấp dẫn đang chờ chúng ta ở phía trước nhé!

Lời của bài Quốc tế ca là kêu gọi nhân dân lao động toàn thế giới trong cảnh khổ cực bần hàn và làm nô lệ dưới chế độ xã hội tư bản, phải đoàn kết đấu tranh trong trận cuối cùng xoá bỏ giai cấp bóc lột cuối cùng là giai cấp tư sản để có một xã hội tương lai là L’Internationale.

Bài Quốc tế ca ra đời từ bai thơ Lanh téc na xiônan (L’Internationale) của Ơ-gien-Pôchiê (Eugène Potier), một nhà thơ lớn của Pháp viết và được in trong tuyển tập “Những bài ca cách mạng” của ông (1887). Bài thơ được một nhạc sỹ tài năng của Pháp là Pie Đờgaytơ (Pierre Degayter) phổ nhạc (1888). Quốc tế ca được biểu diễn lần đầu tiên ở Ngày hội công nhân tại thành phố Lilơ (Lille) ngày 23-6-1888, được dùng làm Quốc ca của Liên Xô thời kỳ 1918-1943. Sau khi Liên Xô chính thức có quốc ca mới (1944) thì Quốc tế ca được coi là chính ca của Đảng Cộng sản Liên Xô.

qtc1 BÀI QUỐC TẾ CA VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẢNG THEO NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 4
Ảnh minh họa

Bài ca nhanh chóng dịch ra nhiều thứ tiếng và trở thành chính ca của các Đảng Cộng sản trên thế giới. Ở Việt Nam, Bác Hồ là người đầu tiên dịch và giới thiệu Quốc tế ca (1925). Bài này đã được hát ở Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Sài Gòn trong những ngày mùng 1 tháng 5. Lời của bài Quốc tế ca là kêu gọi nhân dân lao động toàn thế giới trong cảnh khổ cực bần hàn và làm nô lệ dưới chế độ xã hội tư bản, phải đoàn kết đấu tranh trong trận cuối cùng xoá bỏ giai cấp bóc lột cuối cùng là giai cấp tư sản để có một xã hội tương lai là L’Internationale. Đó là một thế giới đại đồng cộng sản chủ nghĩa mà trong Điều lệ Đảng hiện hành của Đảng ta ở chương I Điều 2, khoản 1 đã được xác định là mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng mà nhiệm vụ hàng đầu của đảng viên là phải tuyệt đối trung thành.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (khoá XI) đã nêu lên ba vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, trong đó vấn đề trọng tâm xuyên suốt và cấp bách nhất là khắc phục tình trạng “một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống với những biểu hiện khác nhau về phai nhạt lý tưởng”. Cho rằng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là những biểu hiện khác nhau về phai nhạt lý tưởng là rất đúng. Vậy thì về giải pháp, phải chú trọng tăng cường việc giáo dục lý tưởng cho cán bộ đảng viên. Phải từ hiểu đúng mục đích lý tưởng cách mạng của người cộng sản mới kiểm điểm được những biểu hiện phai nhạt lý tưởng, mới có vốn hiểu biết từ gốc để tu dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống.

Về mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, trong đảng viên ta còn có sự hiểu biết khác nhau.

Có người cho rằng mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh không còn người bóc lột người. Hiểu như vậy chỉ đúng một phần. Mục đích của Đảng nêu trong Điều lệ, ngoài phần đó còn nêu tiếp theo hai phần. Đó là thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Lý tưởng cách mạng của cán bộ đảng viên chúng ta là lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.

Lý tưởng cộng sản chủ nghĩa phải được hiểu về 3 mặt:

Một là, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa về xã hội, đó là một xã hội tương lai như nêu trong bài Quốc tế ca. Đó là một thế giới đại đồng, không còn phân chia giai cấp. Đó là một thế giới có nền kinh tế phát triển với năng suất lao động rất cao, dựa vào lực lượng lao động có ý thức về làm chủ xã hội, lao động tự giác, sáng tạo, có kỷ luật, có kỹ thuật hiện đại với thời gian làm việc theo nghĩa vụ được giảm dần. Khi xã hội không còn phân chia giai cấp, thì nhà nước tự tiêu vong. Do của cải làm ra rất dồi dào lại không còn phải chi phí lớn để nuôi bộ máy nhà nước, các lực lượng vũ trang… nên đủ sức thực hiện ước mơ của con người là được làm việc theo sở trường, theo năng lực và được phân phối theo nhu cầu. Đó là một thế giới đại đồng mà con người chỉ biết thương yêu, giúp đỡ nhau, không còn phải phục tùng quyền lực của đồng tiền, quyền lực của nhà nước, không còn phục tùng thần quyền (thiên thần, nhiên thần, nhân thần). Con người sống chỉ còn tự giác phục tùng một quyền lực duy nhất là lẽ phải. Đến đây mới bắt đầu trang sử về cuộc sống con người thực sự là Người.

Hai là, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa về đạo đức, được hình thành trên cơ sở của đạo đức làm người. Đó là đạo đức về chủ nghĩa tập thể, tinh thần tương trợ đồng chí, chủ nghĩa quốc tế, lòng yêu người, ý thức về nghĩa vụ xã hội, lòng chân thật, tính khiêm tốn.

Ba là, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa về thẩm mỹ là giai đoạn cao nhất và mới về chất trong sự phát triển thẩm mỹ của loài người. Đó là vẻ đẹp mang tính nhân văn, vẻ đẹp về nhân cách, về quan hệ giữa con người với thiên nhiên, về tính cách của con người thật sự là Người trong xã hội cộng sản.

Con đường đi đến một thế giới đại đồng cộng sản chủ nghĩa còn rất xa nhưng có đi ắt sẽ đến.

Đảng ta do Bác Hồ xây dựng, giáo dục, rèn luyện đã dắt dẫn nhân dân ta đi theo con đường đó với sáu chữ “Độc lập, tự do, hạnh phúc” và theo chủ nghĩa quốc tế “Bốn phương vô sản đều là anh em”. Đảng cũng đã đề ra Cương lĩnh về thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Theo hướng đi này, nước đã được độc lập thống nhất, dân có quyền làm chủ; nhà nước là cơ quan quản lý, kinh tế thị trường nhưng đồng tiền không phải quyền lực tuyệt đối vì có ngân hàng nhà nước và kho dự trữ quốc gia, cùng với quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, dân có quyền tự do không tín ngưỡng; đạo đức lối sống cao đẹp Hồ Chí Minh đang lan tỏa trong xã hội, hình tượng nghệ thuật về chân thiện mỹ được cổ vũ, tôn vinh; lẽ phải từ lý luận Chủ nghĩa Mác được truyền bá.

Mục đích lý tưởng cộng sản chủ nghĩa của chúng ta vô cùng cao đẹp. Được làm đảng viên của Đảng, dấn thân phấn đấu vì một xã hội tương lai tươi sáng như nêu trong bài Quốc tế ca là rất đáng tự hào. Có hiểu đúng, hiểu sâu sắc về sự cao đẹp đó, có biết tự hào là người chiến sỹ cộng sản mới có lập trường chính trị kiên định là giữ vững độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, mới biết giữ cho mình có vẻ đẹp làm Người, tránh được những vi phạm về đạo đức, lối sống thấp hèn xấu xa./.

Trần Trọng Tân

Nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương

Nguồn: Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương

Science Digest nhận xét đây là một trong những cuốn sách khoa học nổi tiếng nhất, bán chạy nhất cấp quốc gia với một dấu ấn đặc biệt, cuốn sách “tràn đầy sinh lực, hài hước và sinh động. Nó gần như làm cho bạn muốn trở thành một nhà Vật lý”.

tải-xuống Sách "FEYMAN, CHUYỆN THẬT NHƯ ĐÙA"

Richard Feynman (1918 – 1988), người đoạt giải Nobel về Vật lý, đã kể về những cuộc phiêu lưu kỳ quặc. Bằng một giọng quá tài tình, ông tường thuật lại trong cuốn sách những trải nghiệm của mình khi trao đổi các ý tưởng về Vật lý nguyên tử với Einstein và Bohr, cũng như các mưu mẹo về cờ bạc với Nick the Greek; khi mở những cái két khủng lưu giữ những bí mật hạt nhân được bảo quản cẩn trọng nhất; khi đệm trống bongo cho một vở ba – lê; khi vẽ một nữ đấu sĩ bò tót ở trần – và nhiều trải nghiệm khác của một bản năng rất đỗi ngạc nhiên. Nói gọn lại, đây là cuộc sống của Feynman trong tất cả niềm tự hào khác thường của nó – một pha trộn tinh tế của trí thông minh đỉnh cao, tính ham hiểu biết không có giới hạn, và sự tự tin tuyệt đỉnh. “ Một người kể chuyện dí dỏm theo truyền thống Mark Twain. Ông một lần nữa chứng tỏ rằng có thể đồng thời cười hết cỡ và suy nghĩ nát óc.

Nguồn: New York Times Book Review

Nhà Văn hóa Sinh viên TP. Hồ Chí Minh tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh: Tòa nhà mang vẻ đẹp của hình khối và tính bền vững.

  • Công trình của Ủy ban Nhân dân Thành phố dành tặng cho học sinh, sinh viên TP. Hồ Chí Minh.
  • Công trình của Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam TP. Hồ Chí Minh lần V (nhiệm kỳ 2015 – 2020).
  • Công ty thiết kế: GK Archi – Nihon Sekkei
  • Chủ đầu tư: Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh
  • Kiến trúc sư chủ trì: Nguyễn Trung Kiên, Shatoshi Shimizu
q1 Nhà Văn hóa Sinh viên tại ĐHQG-HCM: Vẻ đẹp của hình khối và tính bền vững
Toàn cảnh Nhà Văn hóa Sinh viên tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh,
khánh thành ngày 24 tháng 10 năm 2019

Thiết kế mang giải pháp cho tính bền vững.

Công trình được nghiên cứu thiết kế thông gió tự nhiên rất tốt bởi sự nghiên cứu về khí động học. Ở giữa công trình là một ô giếng trời cung cấp gió và ánh sáng tự nhiên cho toàn thể khối tích lớn của công trình. Bên trên phần trần mỗi gian phòng trong công trình đều có hệ thống dẫn gió để liên kết với các luồng khí nóng của bên trong khu vực giếng trời tạo nên những luồng không khí đối lưu luôn chạy xuyên suốt trong các ngõ ngách công trình.

Khu vực giếng trời tạo những luồng không khí đối lưu chạy xuyên suốt trong các ngõ ngách công trình.

q2 Nhà Văn hóa Sinh viên tại ĐHQG-HCM: Vẻ đẹp của hình khối và tính bền vững

Chính vì vậy khi vận hành, sử dụng công trình, sinh viên luôn cảm thấy rất dễ chịu ngay cả trong những ngày hè rất oi bức.

q3 Nhà Văn hóa Sinh viên tại ĐHQG-HCM: Vẻ đẹp của hình khối và tính bền vững
q4 Nhà Văn hóa Sinh viên tại ĐHQG-HCM: Vẻ đẹp của hình khối và tính bền vững

Công trình bao gồm rất nhiều chức năng phục vụ các hoạt động văn hóa của sinh viên như: rạp chiếu phim, khán phòng 900 chỗ, các phòng hội thảo lớn, các câu lạc bộ sinh hoạt, các câu lạc bộ tư vấn, thư viện, không gian truyền thống, không gian sinh hoạt lớn, các không gian phục vụ thể thao, giải trí và rất nhiều các không gian đa năng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của sinh viên đáp ứng theo xu hướng thay đổi, thích ứng liên tục qua mỗi giai đoạn xã hội phù hợp …

q5 Nhà Văn hóa Sinh viên tại ĐHQG-HCM: Vẻ đẹp của hình khối và tính bền vững
Nhà hát Sinh viên với sức chứa 720 chỗ ngồi.
q6 Nhà Văn hóa Sinh viên tại ĐHQG-HCM: Vẻ đẹp của hình khối và tính bền vững
Không gian hiện đại với đầy đủ thiết bị phục vụ hoạt động sự kiện.
q7 Nhà Văn hóa Sinh viên tại ĐHQG-HCM: Vẻ đẹp của hình khối và tính bền vững

Thiết kế bên ngoài được thiết kế theo hình lục giác với hệ thống gần 3.000 thang lam bê tông nhẹ màu trắng bao quanh vừa là chi tiết tạo hình khối liên tục cho công trình vừa là hệ thống chắn nắng, cách nhiệt hiệu quả cho các chức năng bên trong. Nhìn tổng quan, công trình rất mềm mại nhờ hệ thống lam uốn lượn trên mặt tiền công trình và được các bạn sinh viên yêu mến đặt tên là Nhà Trắng của sinh viên.

q8 Nhà Văn hóa Sinh viên tại ĐHQG-HCM: Vẻ đẹp của hình khối và tính bền vững
Hệ thống hồ cảnh quan tạo không khí mát mẻ cả ngày.

Hệ thống thang lam bê tông nhẹ màu trắng vừa là chi tiết tạo hình khối vừa là hệ thống chắn nắng, cách nhiệt hiệu quả cho các chức năng bên trong.

q9 Nhà Văn hóa Sinh viên tại ĐHQG-HCM: Vẻ đẹp của hình khối và tính bền vững
Một góc tòa nhà nhìn từ bên ngoài.

Thông qua phương án thiết kế dự thi đoạt giải Nhất ban đầu năm 2012, GK Archi và Nihon Sekkei luôn xây dựng ý tưởng dựa trên những tiện ích và nhu cầu của sinh viên. Phương án luôn tối ưu hóa các hoạt động văn hóa và thể thao cho lứa tuổi Đại học. Và đến khi công trình được hoàn thành, bên cạnh các hoạt động văn hóa, nơi đây cũng là một trong những địa điểm nổi tiếng và tập trung sinh hoạt hàng tuần của các bạn trẻ. Và cũng là một điểm sống ảo, check in rất nổi tiếng trên các mạng xã hội và diễn đàn của sinh viên nhờ kiến trúc biểu tượng rất dễ nhận biết và rất nhiều không gian rộng rãi, đa dạng.

q10 Nhà Văn hóa Sinh viên tại ĐHQG-HCM: Vẻ đẹp của hình khối và tính bền vững
Giếng trời nhìn từ trên cao.
q11 Nhà Văn hóa Sinh viên tại ĐHQG-HCM: Vẻ đẹp của hình khối và tính bền vững
Khu vực sảnh chính tòa nhà.
q12 Nhà Văn hóa Sinh viên tại ĐHQG-HCM: Vẻ đẹp của hình khối và tính bền vững
Toàn cảnh Nhà Văn hóa Sinh viên nhìn từ trên cao.

KTS Nguyễn Trung Kiên – công ty GK Archi, chủ trì thiết kế dự án chia sẻ: “Điểm thành công của dự án là nơi đây đã được các bạn sinh viên đón nhận rất nhiệt tình sau rất nhiều ngày tháng thiếu nhiều các không gian chơi, sinh hoạt bổ ích. Và công trình đã góp phần tạo được sự nhận biết tương đối rõ cho khu trung tâm của Khu Đại học quốc gia TP.HCM cũng như góp phần quảng bá cho hình thức Kiến trúc sinh thái thân thiện với hệ thống thông gió tự nhiên xuyên suốt công trình. Và công trình hầu như không cần đến hệ thống điều hòa không khí nhưng vẫn có gió thông thoáng rất tốt và rất mát trong điều kiện khí hậu bên ngoài công trình oi bức hơn”.

q13 Nhà Văn hóa Sinh viên tại ĐHQG-HCM: Vẻ đẹp của hình khối và tính bền vững
Hệ sinh thái xanh tại tầng 6 tòa nhà.
q15 Nhà Văn hóa Sinh viên tại ĐHQG-HCM: Vẻ đẹp của hình khối và tính bền vững
Không gian mở thoáng mát, luôn ngập tràn gió và nắng.
q14 Nhà Văn hóa Sinh viên tại ĐHQG-HCM: Vẻ đẹp của hình khối và tính bền vững
Hế thống cây xanh xung quanh khuôn viên toàn nhà.
q16 Nhà Văn hóa Sinh viên tại ĐHQG-HCM: Vẻ đẹp của hình khối và tính bền vững
Yếu tố cây xanh luôn được chú trọng.

Nguồn tư liệu: kienviet.net.

Kỷ niệm 50 năm ngày mất của Anh hùng, liệt sĩ ĐẶNG THÙY TRÂM (22/6/1970 – 22/6/2020) – Biểu tượng cao đẹp thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh ác liệt. Mời các bạn cùng xem lại và chia sẻ những trang Nhật ký của chị cách đây hơn 50 năm, đầy xúc động, truyền cảm hứng tới đông đảo thanh niên, sinh viên Việt Nam thời kỳ mới – thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
——————————
Nguồn hình ảnh: Dự án sách tranh minh hoạ dựa trên cuốn ‘Nhật ký Đặng Thùy Trâm’ của Nguyễn Hoàng Tấn đăng trên Báo Tuổi trẻ ngày 21/8/2019.

x

Đăng nhập

Vui lòng nhập Tên đăng nhập/Email

Vui lòng nhập mật khẩu

Quên mật khẩu
x

Đăng ký thành viên

Vui lòng nhập Tên đăng nhập

Vui lòng nhập email

Vui lòng nhập mật khẩu

Vui lòng nhập lại mật khẩu

x

Quên mật khẩu

Vui lòng nhập email

x

Quên mật khẩu

Mật khẩu mới

Nhập lại mật khẩu mới

Vui lòng nhập mã xác thực